- Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng; - Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;

Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

Công chứng viên sau khi trải qua quá trình đào tạo và học tập sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề công chứng. Căn cứ vào Luật công chứng năm 2014 của Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2014 chúng ta hãy cùng dichthuattk khái quát về vấn đề này nhé.

1. Công chứng viên có các quyền sau đây:

– Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
– Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;
– Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
– Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;
– Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
– Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

– Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
– Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;
– Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
– Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
– Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

3. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm

– Nội dung, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm

+ Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
• Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
• Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
• Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
• Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.

+ Việc bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức theo hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.

– Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ

+ Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
• Hội công chứng viên;
• Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
• Học viện Tư pháp.

– Công chứng viên có thể lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội công chứng viên ở địa phương khác hoặc Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoặc Học viện Tư pháp tổ chức.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;
+ Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên;
+ Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Share:

More Posts

Send Us A Message